Người khuyết tật là đối tượng được ưu tiên trong xã hội, vì thế cần phải luôn tạo ra sự thuận tiện nhất giúp họ sinh hoạt dễ dàng hơn. Một trong những tiện ích đặc biệt phải kể đến chính là nhà vệ sinh dành cho người khuyết tật. Vậy kích thước nhà vệ sinh cho người khuyết tật như thế nào, khi thiết kế cần đảm bảo những tiêu chuẩn gì? Cùng giải đáp ngay sau đây nhé!
Kích thước nhà vệ sinh cho người khuyết tật tiêu chuẩn
Quy định về kích thước nhà vệ sinh cho người khuyết tật được chia thành 2 trường hợp như sau:
- Trường hợp 1: nhà vệ sinh có lối đi vào thẳng dành cho người khuyết tật đi xe lăn thì kích thước tối thiểu sẽ là 1900mm x 1000mm (đối với cửa mở ra ngoài ) và 2700mm x 1000mm (dạng cửa mở vào trong)
- Trường hợp 2: Nhà vệ sinh có lối vào song song cho người tàn tật dùng xe lăn thì kích thước tối thiểu là 1500mm x 1450mm.
Lưu ý: Diện tích phòng vệ sinh sẽ bao gồm cả vị trí cho các đồ nội thất bên trong như: bồn cầu, hộp giấy, tay vịn, khu vực sàn trống cho xe lăn.
Tìm hiểu thêm: Dịch vụ thông cống nghẹt Quận 6 – Có Mặt Sau 10 Phút
Tiêu chuẩn về bệ xí cho người khuyết tật
Bệ xí trong nhà vệ sinh của người khuyết tật cần đặt cách mặt sàn từ 400 – 450mm. Khoảng cách tối thiểu từ mép trước của bệ xí tới mặt tường phía sau nhà vệ sinh là 760mm. Khoảng cách từ trục đặt bệ xí đến mặt tường xa nhất là 460mm.
Tiêu chuẩn về hộp đựng giấy trong nhà vệ sinh
Hộp đựng giấy trong nhà vệ sinh của người khuyết tật cần đảm bảo những tiêu chuẩn sau:
- Hộp đựng giấy vệ sinh cần đặt cách mép trước bệ xí 1 khoảng từ 180 – 230mm và cách mặt sàn tối thiểu là 400mm và tối đa là 1200mm.
- Nếu lắp ở phía trái tay vịn thì nó sẽ cách tay vịn tối thiểu 1 khoảng là 40mm
- Nếu hộp giấy lắp ở trên tay vịn thì cách tay vịn tối thiểu là 300mm
Tiêu chuẩn về phần tay vịn cho người khuyết tật
Tay vịn trong nhà vệ sinh của người khuyết tật cần được lắp xung quanh bệ xí để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Tay vịn nhà vệ sinh cần đảm bảo những tiêu chuẩn sau:
- Tay vịn cần được lắp đặt ở bất kỳ đường dốc nào và được bố trí liên tục ở cả 2 bên đường. Tay vịn cần được lắp ở chiếu nghỉ lối vào có bậc, hành lang. Phần tay vịn ở điểm đầu và điẻm cuối đường dốc cần được kéo dài thêm 300mm để thuận tiện khi vịn.
- Tay vịn phải dễ nắm và gắn chặt với chân tường. Nên sử dụng loại tay vịn tròn có đường kính 25 – 50mm và lắp ở độ cao khoảng 900mm so với mặt sàn.
- Đối với người ngồi xe lăn thì cần lắp tay vịn cách mặt sàn khoảng 750mm. Khoảng cách giữa tay vịn và tường gắn tối thiểu là 40mm.
- Tay vịn phải sử dụng loại có màu sắc tương phản với tường
- Nếu tay vịn bố trí 1 bên thì độ cao tay vịn trên khoảng 900mm và tay vịn dưới là 650mm tính từ mặt sàn.
- Tay vịn cần được làm từ vật liệu chắc chắn, chịu được lực 110kg.m/s2 tại mọi thời điểm và không được xoay trong các mối liên kết.
Kích thước tay vịn
- Xung quang bệ xí cần lắp tay vịn nhà vệ sinh nằm ngang. Chiều dài của tay vịn nằm ngang trên mặt tường bên tối thiểu sẽ là 1000mm và cách mặt tường phía sau 300mm. Độ cao khi lắp đặt là 900mm. Tay vịn nằm ngang ở mặt tường sau sẽ có chiều dài tối thiểu là 600mm và độ cao lắp đặt là 900mm.
- Tay vịn thứ nhất được bố trí cách mép trước bệ xí 300mm, cách đường trục bệ xí 250mm. Tay vịn thẳng đứng thứ 2 bố trí cách trục bệ xí 450mm về phía tường và xa bệ xí hơn. Tay vịn thẳng đứng được lắp đặt ở độ cao 850 – 1300mm tính từ mặt sàn.
- Nếu phòng vệ sinh có kích thước rộng 900m và dài từ 1400 – 1500m thì không cầng lắp tay vịn thẳng đứng nếu tay vịn nằm ngang bẻ xiên được 1 góc 30 – 45 độ với chiều dài 700mm.
- Nếu nhà vệ sinh có bồn tiểu thì phải có tay vịn. Độ cao của bồn tiểu cách mặt sàn tối đa 400mm.
Kích thước vách ngăn vệ sinh cho người khuyết tật
Kích thước vách ngăn trong nhà vệ sinh được tính như sau:
- Kích thước tối thiểu của 1 phòng vệ sinh là 2712x2712mm
- Kích thước vách ngăn buồng vệ sinh tối thiểu là 812x8mm
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về kích thước nhà vệ sinh cho người khuyết tật. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức hữu ích. Trân trọng!