Bể phốt tự hoại là một phần không thể thiếu của công trình xây dựng dân sinh, các nhà máy xí nghiệp. Vậy bể phốt tự hoại là gì? Cùng tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý hoạt động và những tiêu chuẩn cần thiết khi xây dựng bể phốt trong bài viết dưới đây nhé!
Bể phốt, bể tự hoại là gì?
Bể phốt (bể tự hoại) là thuật ngữ vô cùng quen thuộc trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Bể phốt tự hoại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống sinh hoạt, sản xuất của con người.
Bể phốt hay còn được gọi là hầm cầu tự hoạ, bể tự hoại. Đây là phần quan trọng trong khâu xử lý chất thải của con người. Bể phốt được nối với bồn cầu, lavabo, chậy rửa, lỗ thoát sàn nơi chứa phân, nước tiểu của con người và có trách nhiệm xử lý, phân huỷ.
Tìm hiểu thêm: Thông cống nghẹt Thủ Đức với hệ thống thiết bị chuyên nghiệp không đục phá nền
Các loại bể phốt tự hoại phổ biến nhất hiện nay
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bể phốt tự hoại, ta có thể phân loại chúng theo những tiêu chí như sau:
- Xét về cấu tạo: bể phốt 2 ngăn, bể phốt 3 ngăn, bể phốt 3 ngăn cải tiến Bastaf.
- Xét về chất liệu: Gồm có bể phốt bằng gạch, xi măng, cốt thép. Bên cạnh đó còn có nhiều loại bể phốt được đúc sẵn như: nhực PP, PVC, nhựa nguyên sinh, bể phốt inox, composite.
- Xét về thương hiệu: bể phốt Sơn Hà, Đại Thành, Roto,…
Nguyên lý hoạt động bồn tự hoại
Bể phốt là nơi chứa chất thải đi xuống từ bồn cầu. Bể phốt tự hoại chứa các loại vi khuẩn, nấm giúp quá trình phân huỷ diễn ra nhanh chóng hơn. Sau đó chất thải được phân huỷ thành bùn.
Bùn thải tiếp tục di chuyển qua ngăn lắng và đọng lại phía dưới sau đó được đào thải ra ngoài sau một thời gian. Trong nước chỉ còn những chất thải lơ lửng. Những chất thải này được chuyển sang ngăn lọc để xử lý và loại bỏ trong quá trình bốc hơi.
Cách tính toán mét khối (dung tích) bể phốt, bể tự hoại theo tiêu chuẩn
Khi xây dựng bể phốt tự hoại bạn cần tính toán được dung tích của bể để phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của gia đình mình. Bạn có thể tham khảo công thức sau;
Công thức tính dung tích bể tự hoại 2 ngăn:
W = W1 + W2
Trong đó:
- W1: Thể tích bể lắng
- W2: Thể tích bể chứa
Công thức tính dung tích bể tự hoại 3 ngăn:
V = a x b x h
Trong đó:
- a: chiều dài
- b: chiều rộng
- h: chiều cao
Công thức tính dung tích bể phốt:
W = Wn + Wc
Trong đó:
- Wn: Thể tích nước xả thải vào bể trong 1 ngày
- Wc: Thể tích cặn của bể phốt hầm cầu
Một số lưu ý khi xây bể phốt cho chung cư, tầng hầm, gia đình
Khi xây bể phốt cho chung cư và gia đình thì bạn cần lưu ý một số điều quan trọng trong từng hạng mục chi tiết dưới đây:
Lưu ý khi xây bể phốt cho tầng hầm, chung cư
Diện tích, kích thước:
- Số người sử dụng bể phốt ở chung cư lớn nên cần được tính toán kỹ lưỡng sao cho đáp ứng đủ nhu cầu.
- Dựa theo quy chuẩn thì nếu tầng hầm, chung cư có 10 căn hộ thì thể tích tối đa của bể phốt là 11,4 – 13.,3 m3.
Độ dày tường bể phốt:
- Tường cần được xây chắc chắn để bảo vệ công trình, kéo dài tuổi thọ, chống thấm tốt
- Nến xây tường có độ dày tối thiểu là 220mm.
Lựa chọn loại bể phốt phù hợp:
- Nên dùng bể phốt hiện đại dành cho tầng hầm, chung cư như bể phốt 3 ngăn hoặc bể phốt 3 ngăn cải tiến Bastaf.
Lưu ý khi xây bể phốt gia đình
Diện tích, kích thước:
- Nếu nhà có 1 – 2 phòng ngủ thì làm bể khoảng 2,8m3
- Nhà có 2-3 phòng ngủ: 3,8 m3
- Từ 2 – 4 phòng ngủ: 4,5 m3
- Nhà có 5 – 6 phòng ngủ: 5,7m3
Độ dày tường bể phốt: Nến xây dựng chắc chắn và có độ dày tối thiểu là 220mm
Loại bể phốt phù hợp nhất: 2 ngăn, 3 ngăn hoặc 3 ngăn cải tiến.
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất để giải đáp bể phốt tự hoại là gì, nguyên lý hoạt động và các loại bể phốt tự hoại phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích nhất. Trân trọng!