Hướng dẫn cách lắp đặt hệ thống nước nhà vệ sinh đúng cách và đảm bảo an toàn:

Nhà vệ sinh đó là một khu vực có diện tích nhỏ trong căn nhà nhưng đó là không gian rất quan trọng và sử dụng thường xuyên, điện nước là hệ thống rất quan trọng vì đó là liên quan đến sự an toàn của sức khỏe và tính mạng, thoải mái và chính xác để tránh những sự cố như hỏng hóc hay những việc nguy hiểm hơn.

Với tiêu chí vì sự an toàn mọi người sử dụng, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách lắp đặt hệ thống nước nhà vệ sinh đúng cách, hiệu quả và khoa học nhất mà bạn có thể tự làm tại nhà.

Dù có là những mẫu nhà cấp 4 đơn giản hay những mẫu nhà được thiết kế biệt thự sang trọng thì hệ thống nước trong nhà vệ sinh vẫn là vấn được chú ý  và lưu tâm đến vì đã có rất nhiều những trường hợp thiết kế hệ thống nước thiếu khoa học, sai kĩ thuật hoặc là do chủ quan của các nhà thiết kế dẫn đến việc hệ thống nước gặp trục trặc, tắc nước, vỡ ống gây ra hậu quả khó chịu và nghiêm trọng cho những người sử dụng.

Việc lắp đặt hệ thống nước nhà vệ sinh rất quan trọng cho nên đây có thể là một bài viết có ích cho bạn nên hãy lấy đay làm tài liệu tham khảo.

1. Những yêu cầu cần thiết để có thể tiến hành lắp đặt điện nước nhà vệ sinh:

  • Bề mặt của khu vực lắp đặt phải bằng phẳng, không được lồi lõm, không nghiêng để có thể thuận lợi cho việc thoát nước khi sử dụng.
  • Trên mặt sàn của nhà vệ sinh phải để một lỗ thoát nước mạnh và để nghiêng tránh việc nước ứ đọng gây ra trơn trượt, ẩm thấp.
  • Nhà vệ sinh của bạn nên bố trí một gần với vị trí của hố ga nước thải, gần hệ thống cấp nước và hệ thống cấp điện của căn nhà.
  • Các bạn hãy hết sức lưu ý không nên đónmg đinh vào tường hoặc sàn nhà nó có thể dẫn đến việc làm vỡ ống nước ngầm hoặc chập điện.
  • Không nên lắp đặt để lộ dây điện ra ngoài. Vì nhà tắm, nhà vệ sinh là một nơi ẩm ướt do đó khi lắp đặt các thiệt bị điện nên cẩn thận để đảm bảo độ an toàn, các ổ cắm điện trong nhà tắm nên có nắp đậy ngăn nước.

2. Hướng dẫn cách lắp đặt hệ thống nước nhà vệ sinh chính xác và khoa học nhất:

Tiêu chuẩn chung cho hệ thống thoát nước thải nhà vệ sinh:

  • Hệ thống nước nhà vệ sinh phải riêng biệt không đi qua phòng khách hay phòng ngủ
  • Lắp đặt sao cho dễ dàng cho việc kiểm tra, sửa chữa, thay thế khi hư hỏng
  • Trong nhà vệ sinh phải tác biệt hệ thống nước vệ sinh bao gồm bồn cầu và bồn tiểu ra khỏi hệ thống nước rửa là bao gồm bồn tắm, sàn, bồn rửa mặt.
  • Phải thiết kế làm sao cho hệ thống các ông nước ngắn gọn nhất có thể
  • Lắp đặt dễ dàng và để nhớ được đâu là hệ thống ống thải để khi cần sửa chữa còn biết.

Một số lưu ý khi thiết kế hệ thống thoát nước thải trong nhà vệ sinh:

– Không được thiết kế dường ống thải có quá nhiều đường gấp khúc chuyển hướng để thuận lợi cho lưu thông

tinh-toan-hop-li-de-doan-chuyen-huong-it-nhat
– Trước khi lắp đặt hãy lưu ý cẩn thận các đường ống tránh gấp khúc chuyển đoạn 

Nếu đường ống thải có quá nhiều đoạn chuyển hướng sẽ dẫn đến làm tăng trở lực của toàn hệ  thống.

Các chất thải sẽ dần dần đóng cặn tại những điểm đó về sau này sẽ dẫn đến việc nước xả yếu hoặc gây tắc.

Ngoài ra có thể gây ra nhiều phiền phức khi phải tháo ra sửa lại, và tốn rất nhiều chi phí cho các đoạn cụt nối không cần thiết đó. Đường ống thải của bạn nhất định phải có ống khí.

Nếu không có ống khí thì đó có thể là nguyên nhân dẫn đến việc ống thải của bạn sẽ bị yếu hoặc vỡ ống do áp lực  quá mạnh.

duong-ong-phai-co-ong-khi-de-tranh-ap-luc-manh
Đường ống của bạn nhật định phải có ống khí để đảm bảo ống nước của bạn không bị vỡ do áp lực khí mạnh

Chú ý khi đặt ống nước thải xuống bồn cầu:

– Khi lắp ống thải tuyệt đối không để ống chạm ngập vào nước sẽ làm giảm khả năng xả
– Đặt ống thải xuống phải để cao hơn so với mặt nước ít nhất 200ml
lap-ong-thai-cach-mat-nuoc-200ml
Ống thải của bạn phải cao hơn mặt nước để hệ thống xả nhanh và mạnh hơn.

Chú ý khi sử dụng co nối:

Đây cũng là một khâu rất quan trọng bởi vì ở mỗi đoạn cút nối đều làm tăng trở lực. Phải hạn chế tối đa các đoạn cút nối.

Đường ống của bạn nếu sử dụng để lắp nhiều thiết bị thì nên sử dụng ống nối hính chữ Y chứ không nên sử dụng hình T.

nen-lap-noi-hinh-chu-y-khong-nen-lap-hinh-chu-t
Chỉ sử dụng lắp cút nối chữ Y thay vì cút nối hình chữ T
– Với cút nối hình chữ Y dòng chất thải phải chảy theo 1 hướng mới không gây nên cản trở tới các thiết bị khác. Điều này đảm bảo được khả năng xả cà thông khí
– Cút nối hình chữ T khiến cho dòng chảy bị phân đôi ảnh hưởng đến quá trình xả khi sử dụng nhiều thiết bị gây cản trở xả nước của hệ thống, khi lắp đặt thiết bị trên nhiều tầng cũng nên sử dụng loại hình chữ Y không nên sử dụng loại hình chữ T.
nen-lap-cut-noi-hinh-chu-y-khong-nen-lap-hinh-chu-t
Chỉ nên lắp cút nối hình chữ Y thay vì cút nối hình chữ T
– Với cút nối chữ hình Y dòng chảy từ thiết bị phía trên chạy thẳng xuống nên không gây cản trở nên quá trình xả của các thiết bị phía dưới.
– Đối với cút nối hình chữ T dòng chảy của các thiết bị phía trên có thể chảy vào đường ống thải của các thiết bị phía dưới, sẽ gây ảnh hưởng để đến việc xả nước của các thiết bị phía dưới

LƯU Ý KHI LẮP ĐẶT CÁC SẢN PHẨM THOÁT NGANG:

luu-y-khi-nap-ong-thai-ngang
Đối với các sản phẩm thoát ngang thì phải đảm bảo được độ nghiêng của ống thải so với các thiết bị.
Đối với các sản phẩm thoát ngang như bồn cầu thoát ngang, bồn tiểu (của nam và nữ) khi lắp đặt cũng cần hết sức lưu ý tới độ nghiêng của ống thải. Nếu ống thải dốc vào các thiết bị sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả xả. Nước bẩn cũng có thể tràn ngược vào các thiết bị gây nên tắc và mất vệ sinh.

Với một chút tài liệu trên hi vọng sẻ giúp ích cho bạn phần nào trong quá trình thi công lắp đặt đường ống nước cho nhà vệ sinh, hãy áp dụng những tiêu chuẩn bên trên nhé, để bạn có một hệ thống thoát nước hoàn hảo và hiệu quả nhất cho người dùng.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *